Lý do khiến Việt Nam vẫn mang tiếng năng suất lao động thấp

Việt nam năng suất lao động rất thấp

Năm 2020 là một năm khó khăn đối với thế giới nhưng không phải nước nào cũng có mức tăng trưởng kinh tế ổn định dù làn sóng Covid liên tục ập tới như Việt nam chúng ta. GDP của VN đã đứng thứ 4 Đông Nam Á đây là một con số đáng mừng tuy nhiên con số này cũng đi kèm một vấn đề mà nhiều năm nay VN đang loay hoay tìm cách giải quyết. Đó là “năng suất lao động của người Việt” Chúng ta đứng thứ 4 Đông Nam Á nhưng dấn số lại đông thứ 3 liệu con số này có phải là tín hiệu tốt? Những năm qua năng suất lao động của Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách với các nước Asian có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, Tổng cục thống kê đánh giá năng suất lao động của VN hiện vẫn rất thấp với các nước trong khu vực. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Vậy do đâu mà suốt nhiều năm nay năng suất lao động của người Việt mãi không thể cải thiện được.

Xem thêm: văn phòng phẩm quận 12 tphcm

Đầu tiên, trước khi đi sâu vào phân tích những nguyên nhân của nó. Ta hãy xem xét lại các con số chênh lệch năng suất lao động của ta với các nước khác để thấy vấn đề nay nghiêm trọng đến mức nào. Chỉ tính riêng các nước phát triển thuộc Châu Á thôi thì sự chênh lệch với VN đã lên đến hàng chục lần. Cụ thể như Nhật Bản có năng suất lao động gấp ta 39 lần, Hàn Quốc là 16 lần. So sánh với những nước đang phát triển thuộc Đông Nam Á thì con số này sẽ ít hơn nhưng cũng cực kỳ đáng lo ngại. Như Malaysia cũng gấp ta 6.5 lần về năng suất, Thái Lan và Philipphin là 1.5 lần. Kể cả ông bạn Lào cũng hơn ta mấy % dù kinh tế của họ không thể bằng ta được. Đó là những con số biết nói phản ánh đúng thực trạng lao động của VN. Vậy phải chăng do nước ta lạc hâu, thiếu kỹ thuật mà xảy ra tình trạng này hay là do chính con người VN. Có một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây khiên cho năng suất lao động của nước ta luôn lẹt đẹt ở mức cực kỳ thấp và ta cần phải thay đổi cấp bách nếu không muốn cứ mãi thế này.

Tinh thần làm việc của người VN

Chúng ta luôn tự hào rằng chúng ta luôn cần cù, siêng năng, chăm chỉ nhưng nếu thật lòng xem xét thì có gì đó không đúng phải không? Nếu như nói người việt lười thì sẽ nếu như nói người Việt lười thì sẽ chạm lòng tự ái của nhiều người. Nhưng làm ơn hãy bỏ qua lòng tự ái và nhìn thẳng vào sự thật, nếu bạn đã đi làm thì chắc đã gặp cảnh “đi trễ về sớm”, trong lúc làm việc thì nhả nhớt tán chuyện và rất hay trốn việc để đi cafe. Các công ty thường đặt ra một thứ gọi là tiến độ công việc nhưng có mấy ai hoàn thành đúng chỉ tiêu chứ chưa nói là “vượt chỉ tiêu”, với tâm lý làm cho người ta nên người lao động có cơ hội là ăn cắp giờ làm để nghỉ xả hơi. Chúng ta ít có tác phong cầu tiến và chăm chỉ để đạt được nó. Chúng ta chỉ đơn giản là làm để sống mà thôi chứ ko mưu cầu xa hơn. Nếu bạn chưa từng đi làm và chưa hề thấy thực trạng này thì hãy liên hệ với việc vận động tập thể dục của VN. Theo một nghiên cứu khoa học đươc đăng tải ở tạp chí nghiên cứu y khoa của Anh Quốc năm 2014 thì có khoảng 1/3 số người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh lười vận động. Trong đó, VN vinh dự được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất với chỉ khoảng 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30p mỗi ngày. Nhiều người cho rằng nghỉ lễ quá dài là nguyên nhân chính. Nhưng có lẽ ý thức trách nhiệm kém tinh thần rệu rã trì trệ của mỗi người sau mỗi dịp nghỉ lễ mới là nguyên nhân đáng nói. Cứ sau mỗi dịp nghỉ lễ dài ngày là một vấn đề nổi lên là hàng bao năm qua người VN vẫn không thể khắc phục được đó là tinh thần rệu rã khi quay trở lại đi làm, đi học. Nhất là năm 2020 vừa rồi, cách ly xã hội khiến cho nhiều công ty, trường học phải đóng cửa, người đi làm thì được ở nhà một khoảng thời gian dài chưa từng thấy. Ngta dễ bị “ngợp” vì được nghỉ quá nhiều nhưng sau đó có vẻ như sau đó dẫn .. Từ trong những ngày nghỉ cuối cùng người ta bắt đầu than thở “Tại sao lại nghỉ ít thế nhỉ?”. Cuộc đời này thật là bất công, Tất cả chỉ bắt đầu từ ngày mai , “ngày mai phải đi làm lại”… Chưa hết, hầu như nơi làm việc nào trong những ngày đầu tiên sau… ù ờ như là mất hồn, vì rất ít người thực sự có tinh thần tập trugn để làm việc hay thực sự muốn động đến thứ gọi là “công việc”. Đến công sở, điều đầu tiên có thể trông thấy trên nét mặt của nhiều người đó là sự chán nản, mệt mỏi. Nhiều người đến làm việc nhưng “mắt trước mắt sau đã ngủ gục”, Chúng ta không hề nghiêm khắc với bản thân để cầu tiến. Lối sống tự do không có kỷ luật với chính mình… Nhìn vào chuyện đi trễ trong các cuộc họp của người Việt là ta sẽ thấy được điều đó. Người nước ngoài thường rất đúng giờ và họ phạt cực kỳ nặng những trường hợp trễ giờ. Còn người mình mà họp với nhau thì hẹn sáng thì tối mới bắt đầu họp.

Thói quen nhậu nhẹt mọi lúc

Ở VN quán nhậu mọc lên khắp mọi nơi.. Vậy mà chưa tới cuối tuần thì quán nào cũng Full chỗ ngồi. Nhậu đã trở thành một văn hóa của VN và đã ăn vô máu rồi. Đi đâu cũng thấy quán nhậu mà quán nào cũng đông người nhậu. Ở VN cái thứ dễ nhất để tìm là quán nhậu và khó nhất là tìm con đường không có quán nhậu. Lâu lâu nhậu thì quá bình thường, hoặc uống vài ly không là vấn đề. Nhưng ngày nào cũng nhậu, nhậu quên trời quên đất, nhậu không lý do mới là vấn đề. Ở VN nếu ai không biết hoặc không thích nhậu thì sẽ bị xa lánh, vì nhậu là cầu kết nối mọi người. Nhậu làm suy giảm sức khỏe và trí truệ của con người, làm cho con người lãng phí thời gian và tiền bạc. Những cuộc họp hành luôn phải kết thúc bằng … thậm chí họp luôn trên bàn nhậu để bàn công việc cho dễ vào. Ai không biết uống thì con đường sự nghiệp sẽ khó khăn vì khó giao thiệp với anh em.

Giáo dục đào tạo ở Việt Nam

Nước ta rất ít trường đạt chuẩn quốc tế. Sinh viên ra trường thì cũng chả mấy người có thể theo đúng nghành nghề đã được nhiều năm dùi mài kinh sử. Ở các nước tiên tiến, khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì các em đã được định hướng công việc trong tương lai. những học sinh năng khiếu có thể theo học các lớp năng khiếu riêng bao gồm cả thể thao để tập trung phát triển bản thân. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho học sinh đó và không để học sinh lo lắng vì những môn học còn lại. Còn ở VN thì nước đến chân mới nhảy. Rất nhiều học sinh cấp 3 tới gần ngày thi mới tìm trường đại học để xác định nghành học và trường sẽ theo học. Thường thì theo chỉ dẫn cha mẹ hoặc xu hướng của xã hội. Cách các trường đào tạo cũng rất gì và này nọ, Chỉ học nghề thôi bạn cũng học rất nhiều các môn phụ. Nếu như trường tập chuyên môn đào tạo người lao động đúng chuyên nghành và không thêm thắt các môn phụ thì có phải người học đỡ vất vả không?

Tính sáng tạo không có môi trường phát triển

Ngay từ khi ở trên ghế nhà trường thì các em đã rất ít học tính sáng tạo này, làm văn nêu cảm nghĩ bản thân mà không viết đúng ý của cô sẽ bị điểm thấp. Ta luôn được dạy giữ sự ôn hòa, không cho phép ai đi ra ngoài rìa không cho phép ai suy nghĩ khác. Khi áp dụng vào môi trường hiện đại nơi mà yêu cầu sáng tạo và đột phá, thì nó là một tư tưởng vô cùng độc hại. Nếu ai suy nghĩ khác sẽ bị soi mói, chơi xấu, nói xấu, bị dìm xuống ngay lập tức, một ý kiến dù là nhỏ cũng không thể tồn tại. Cho nên sáng tạo rất hiếm khi có sự đột phát thì quá xa vời. Trong môi trường doanh nghiệp có sự phân biệt rất lớn giữa nhân viên và quản lý. Quản lý là phải quản lý nhân viên và nhân viên phải nghe lời quản lý. Trong cuộc họp thì nhân viên chỉ ngồi nghe quản lý trình bày rồi sau đó làm theo, dù đồng ý hay không vẫn gật đầu và tươi cười. Đây là một điểm yếu rất khó sửa trong … Trong văn hóa làm việc của phương Tây thì quản lý cũng chỉ là người làm công ăn lương như nhân viên, mọi ý kiến đều được tôn trọng và

Trên đây là 3 nguyên nhân cư luôn thấp hơn các nước khác .. Dĩ nhiên còn rất nhiều lý do khác nữa ảnh hưởng tới vấn đề này, ngoài nguyên nhân chủ quan do con người, nhưng nguyên nhân chính thì chắc chắn nằm ở người Việ. Nếu ta cứ mãi tự cao và không chịu nhìn nhận lỗi sai để sửa thì mãi mãi không thể câu tiến lên được